Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh nợ bảo hiểm của hơn 1.200 lao động
(DoiSongThuongHieu) - Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh vừa bị Bảo hiểm xã hội Hà Nội điểm tên vì nợ đóng bảo hiểm cho 1.213 lao động, với số tiền lên tới hơn 2,2 tỷ đồng.
danh sách từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội vừa công khai gần 60.000 đơn vị, doanh nghiệp nợ đóng, chậm đóng BHXH tính đến thời điểm 30/1/2023. Trong số các đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội có Công ty Cổ phần Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh (BVĐK Tâm Anh). Theo công bố, BVĐK Tâm Anh nợ đóng bảo hiểm cho 1.213 lao động, với số tiền gần 2,3 tỷ đồng.
Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh nợ bảo hiểm của hơn 1.200 lao động.
BVĐK Tâm Anh được thành lập từ năm 2007, nhưng phải tới 9/2016, Bệnh viện Tâm Anh mới đi vào hoạt động. Bệnh viện có địa chỉ tại 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội, với quy mô 10.000 m2 nhanh chóng trở thành hiện tượng.
Người đứng sau bệnh viên này là ông Ngô Chí Dũng, một đại gia kín tiếng trên thị trường, nhưng có "số má" trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc y tế.
Theo danh sách cổ đông được Bệnh viên Tâm Anh công bố gần nhất vào cuối năm 2016, ông Ngô Chí Dũng sở hữu 50% vốn của bệnh viện này. Công ty Đầu tư Tài chính Thành phát - một pháp nhân có cùng địa chỉ với ông Dũng tại phố Đào Tấn, phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội - sở hữu 30%.
Công ty này thành lập vào ngày 17/7/2007, đóng trụ sở tại số 16, ngách 12-21, phố Đào Tấn, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội. Những người giữ vai trò quản lý tại Tài chính Thành Phát hầu hết là người nhà ông Dũng, cụ thể: Ngô Thị Ngọc Hoa (SN 1975), Ngô Chí Cấp (SN 1944).
So với những thành viên khác trong hệ sinh thái y tế của ông Dũng, như Eco Pharma hay VNVC, Tâm Anh cũng không kém cạnh nếu xét về tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, mức lợi nhuận tại thấp tới khó tin, đặc biệt khi so sánh với những bệnh viên niêm yết trên sàn chứng khoán.
Cụ thể, chỉ trong bốn năm gần nhất, từ 2017 đến 2020, doanh thu của BVĐK Tâm Anh tăng vọt từ 160 tỷ lên hơn 745 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận trong hai năm gần nhất chỉ quanh ngưỡng 1 tỷ đồng. Tỷ suất sinh lời thấp đến mức khó tin với lĩnh vực y tế tư nhân.
Trong khi đó, nếu xem xét về tỷ suất hoạt động trực tiếp, biên lợi nhuận gộp của Tâm Anh không hề thấp. Tỷ lệ này đạt 19-28% trong bốn năm gần đây, với chỉ tiêu lợi nhuận gộp đều hơn trăm tỷ đồng.
Đến cuối năm 2020, tổng tài sản của BVĐK Tâm Anh đạt hơn 1.150 tỷ đồng, gấp hơn ba lần so với quy mô cuối năm 2017. Dù vậy, phần lớn tài sản của bệnh viên này hình thành từ nguồn nợ phải trả. Trong khi đó, quy mô vốn chủ sở hữu trong ba năm gần nhất giữ nguyên ở mức trên 230 tỷ đồng.
https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/benh-vien-da-khoa-tam-anh-no-bao-hiem-cua-hon-1200-lao-dong-d36722.html