Agribank lại chật vật thu hồi khoản nợ trăm tỷ của Nông trường Sông Hậu

(DoiSongThuongHieu) - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) lại tiếp tục rao bán khoản nợ của Nông trường Sông Hậu TP. Cần Thơ. Dù liên tục hạ giá bán nhưng Agribank vẫn chưa tìm được người mua.
Khối ngoại gom nhóm cổ phiếu VN30, VN-Index tăng hơn 33 điểm
Ngân hàng SCB bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt do vi phạm công bố thông tin
Doanh nghiệp nào sẽ do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) lại tiếp tục rao bán khoản nợ của Nông trường Sông Hậu TP. Cần Thơ. Dù liên tục hạ giá bán nhưng Agribank vẫn chưa tìm được người mua.
Thời gian qua, ngân hàng Agribank rất tích cực trong việc xử lý nợ xấu thông qua việc phát mại tài sản, đưa tài sản bảo đảm các khoản vay và các khoản nợ xấu ra bán đấu giá. Thực tế, nhiều tài sản được đem ra đấu giá nhiều lần nhưng vẫn không thể tìm được người mua dù giá giảm.
Mới đây, Agribank ra thông báo đấu giá khoản nợ 348,9 tỷ đồng của Nông trường Sông Hậu chi nhánh TP Cần Thơ.
Cụ thể, khoản nợ này phát sinh theo hợp đồng tín dụng giữa Nông trường Sông Hậu và Agribank từ những năm 2000, năm 2001 và năm 2003. Giá trị ghi sổ khoản nợ tạm tính đến ngày 30/3 là 348,9 tỷ đồng, trong đó, dư nợ gốc là 96,9 tỷ đồng và nợ lãi hiện đã lên đến 252 tỷ đồng.
Số tiền lãi sẽ tiếp tục phát sinh tính từ ngày 30/3 cho đến khi Nông Trường Sông Hậu thanh toán hết nợ gốc tiền vay tại Agribank. Đây là khoản nợ có niên độ hơn 10 năm phát sinh theo các hợp đồng cấp tín dụng từ năm 2000 đến 2005 giữa Agribank Chi nhánh TP. Cần Thơ và Nông trường Sông Hậu.
Trước đó, tháng 4/2021 khoản nợ này được Agribank đưa ra với giá khởi điểm là 348,9 tỷ đồng. Tháng 6/2021 ngân hàng tiếp tục rao bán lần nữa với giá khởi điểm 282,59 tỷ đồng. Sau nhiều lần rao bán bất thành, lần này, Agribank tiếp tục hạ giá về mức 185,4 tỷ đồng.
Như vậy, đây là lần thứ 7 Agribank rao bán khoản nợ này và giá khởi điểm đã giảm xuống một nửa so với lần đấu giá đầu tiên.
Một góc Nông trường Sông Hậu.
Tài sản đảm bảo của khoản nợ bao gồm tài sản và quyền sử dụng đất theo hợp đồng thế chấp giữa 2 bên bao gồm: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 01/HĐTC ngày 02/4/1997; hợp đồng thế chấp tài sản số 01/TC/2006 ký 01/4/2006; giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất do UBND tỉnh Cần Thơ cấp ngày 24/3/1999; quyết định về việc giao đất và cấp QSDĐ cho Nông Trường ngày 23/3/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ và các văn bản, tài liệu có liên quan khác.
Trước đó, Sở Kế hoạch đầu tư TP Cần Thơ từng mời gọi các nhà đầu tư 'tái sinh' Nông trường Sông Hậu với một trong các điều kiện là chấp nhận cùng Nông trường Sông Hậu tham gia đàm phán với các ngân hàng thương mại về thanh toán nợ gốc, nợ lãi. Đồng thời, phải ứng trước tối thiểu 149,9 tỷ đồng để Nông trường xử lý nợ tại các ngân hàng.
Một khoản nợ cũng có niên độ lên đến hơn chục năm tuổi mà Agribank đã nhiều lần rao bán là khoản nợ của Doanh nghiệp tư nhân Thanh Tùng với mức giá liên tục giảm nhưng không thành công.
Cụ thể, giá trị khoản nợ của Doanh nghiệp tư nhân Thanh Tùng tính đến ngày 15/10/2018 lên đến hơn 708 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc là 352 tỷ đồng và nợ lãi 356 tỷ đồng. Đây là khoản nợ đã có niên độ lên đến hơn chục năm tuổi khi hợp đồng tín dụng được hai bên ký kết vào cuối tháng 12/2008, còn hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp cuối cùng được ký vào ngày 21/5/2012.
Để bảo đảm cho khoản vay, Thanh Tùng đã thế chấp giá trị quyền sử dụng 6.952,2 m2 đất sản xuất kinh doanh tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ngoài ra còn có tài sản hình thành trong tương lai là toàn bộ giá trị xây dựng của công trình Cao ốc căn hộ Hạnh Phúc được xây dựng trên thửa đất này.
Dù là khoản nợ có tài sản bảo đảm nhưng Agribank vẫn chưa thể bán thu hồi số vốn cho vay. Ở lần đấu giá ngày 11/6, mức giá khởi điểm chỉ còn 352 tỷ đồng, chưa bằng một nửa giá trị khoản nợ. Được biết, năm 2018, 2019 và 2020, Agribank cũng đưa khoản nợ này ra bán đấu giá với giá khởi điểm lần lượt là 405 tỷ đồng, 358,5 tỷ đồng và 353 tỷ đồng nhưng không thành công.
Nợ xấu tại Agribank chỉ đứng sau BIDV Theo BCTC kiểm toán của Agribank, tính đến cuối năm 2020, lượng tài sản thế chấp tại nhà băng này đã vượt 2,06 triệu tỷ đồng, tăng gần 11% so với cuối năm 2019. Phần lớn tài sản thế chấp tại Agribank là bất động sản. Giá trị bất động sản mà khách hàng thế chấp tại Agribank lên hơn 1,84 triệu tỷ, tăng gần 14% và chiếm tới 89% tổng tài sản bảo đảm. Thậm chí, con số 1,84 triệu tỷ đồng này chiếm tới 155% tổng dư nợ cho vay và chiếm 117% tổng tài sản của nhà băng. Do đó, Agribank hiện là nhà băng sở hữu khối bất động sản thế chấp lớn nhất hệ thống. Liên quan đến tình hình nợ xấu tại Agribank, tính đến 31/12/2021, tổng nợ xấu đã tăng 21% so với đầu năm, lên mức gần 21.527 tỷ đồng, chiếm 1,78% tổng dư nợ. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng 23% lên mức 2.425 tỷ đồng; đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn tại Agribank đã tăng 31%, lên mức gần 16.357 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,59% lên 1,78%. Như vậy, tổng nợ xấu tại Agribank chỉ đứng sau BIDV (21.765 tỷ đồng) |
Khối ngoại gom nhóm cổ phiếu VN30, VN-Index tăng hơn 33 điểm
Ngân hàng SCB bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt do vi phạm công bố thông tin
Doanh nghiệp nào sẽ do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Thấy gì từ việc hơn 70.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường?
Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình chây ì nợ thuế, liên tục bị cưỡng chế
Chứng khoán ngày 6/7 Cú đánh úp cuối phiên khiến thị trường chứng khoán mất 56 điểm
https://sohuutritue.net.vn/agribank-lai-chat-vat-thu-hoi-khoan-no-tram-ty-cua-nong-truong-song-hau-d24283.html